Tạ Tỵ
1921-2004
Trong lịch sử Nghệ thuật Hiện đại Việt Nam, Tạ Tỵ và sự nghiệp nghệ thuật của ông là một trong những tên tuổi không thể không nhắc tới. Được nhận định là hoạ sĩ tiên phong cho phong trào Lập thể tại Việt Nam vào đầu những năm 1950, những tác phẩm sau này của ông lại dần chuyển hướng sang chủ nghĩa Trừu tượng.
Sinh năm 1921 tại Hà Nội, Tạ Tỵ vốn yêu thích âm nhạc từ nhỏ. Trong những năm học trung học phổ thông, ông tìm thấy niềm đam mê hội hoạ. Tạ Tỵ được nhận vào trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương (l’Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine) vào năm 1938. Ông thường ghé các thư viện, tìm đọc sách nghệ thuật và báo Pháp như L’Illustration, có hình ảnh các tác phẩm của Paul Gaugin, Henri Matisse, Van Gogh, và Picasso.
Năm 1951, Tạ Tỵ tổ chức triển lãm cả nhân đầu tiên tại Hà Nội, trưng bày 60 bức tranh theo phong cách Lập thể. Bên cạnh đó, ông cũng tích cực viết truyện ngắn, thơ, kịch bản và báo. Do gặp khó khăn trong việc lên tiếng về các chủ đề chiến tranh qua tranh, nam nghệ sĩ chọn cách thể hiện quan điểm của mình thông qua câu chữ và hình minh hoạ. Giữa thập niên năm 1960 và 1970, Tạ Tỵ đã xây dựng một vị thế vững chắc trong cộng đồng trí thực ở Sài Gòn, và ông cũng thực hiện một loạt tranh chân dung của những cây viết, nhà thơ, và diễn viên đáng chú ý đang sinh sống tại miền Nam Việt Nam.
Tạ Tỵ được biết đến với những đóng góp cho sự phát triển chủ nghĩa Lập thể và Trừu tượng trong cộng đồng nghệ thuật Sài Gòn. Nhiều nghệ sĩ trẻ sinh sống tại miền Nam trong những năm 1960 và 1970 đã coi ông là người cố vấn.