top of page

Nguyễn Gia Trí

1908-1993

Được ca ngợi là một trong tứ kiệt của nghệ thuật Hiện đại Việt Nam, Nguyễn Gia Trí, cùng với giáo viên người Pháp và bạn học của mình tại trường l’Ecole des Beaux-Arts, nổi danh là người đưa sơn mài từ thủ công mỹ nghệ trở thành tác phẩm nghệ thuật. Ông nhập học vào năm 1929, một năm sau khi hoạ sĩ người Pháp Joseph Inguimberty đưa sơn mài vào chương trình giảng dạy.

Sự thành lập của ban sơn mài tại l’Ecole des Beaux-Arts đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử tranh sơn mài Việt Nam. Trước đó, truyền thống tranh sơn mài Việt Nam được cho là bắt nguồn từ thời nhà Lý vào thế kỷ 11, và chủ yếu dùng tại các cung diện và chùa. Từ nghề thủ công trở thành nghệ thuật hội hoạ, sơn mài khoác lên mình diện mạo mới khi Joseph Inguimberty mở lớp dạy bài bản, lấy sơn mài làm phương tiện sáng tác. Bị thu hút bởi tiềm năng của sơn mài, Nguyễn Gia Trí đã tiến hành một vài thử nghiệm với Alix Ayme, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, v.v.

Thông thường, tranh sơn mài sẽ bị giới hạn với màu nâu thạch (hay còn được gọi là màu cánh gián), đen, và các tông đỏ. Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Việt Nam Đinh Văn Thành, Nguyễn Gia Trí cùng các cộng sự đã khám phá ra cách sử dụng các vật liệu hữu cơ như vỏ trứng, vỏ ngọc trai và ngà voi để tạo ra nhiều màu sắc mới. Nguyễn Gia Trí được đến là người kết hợp các kỹ thuật nước ngoài, như khắc, khảm, áp dụng nguyên tắc hội hoạ của Châu Âu, bên cạnh sử dụng các kỹ thuật sơn mài để chuẩn bị, mài, và tô màu. Ông sử dụng son môi, than củi, vàng, bạc, và vỏ trứng để tạo thêm màu sắc và hiệu ứng ánh sáng. Việc tái sử dụng vỏ trứng và kỹ thuật nghiền vỏ đã giúp tác phẩm của ông nổi bật hơn các bạn cộng sự.

Những chủ đề danh hoạ Nguyễn Gia Trí đưa vào tranh trải từ hình ảnh người phụ nữ, phong cảnh đồng quê Việt Nam đến trừu tượng. Tranh của ông thường mang đến hiệu ứng sân khấu, được tạo ra bằng cách sắp xếp các biểu tượng đối lập cạnh nhau - cổ xưa và hiện đại, sang trọng và mộc mạc, hy vọng và hoài niệm.

Sinh ra trong gia đình nhiều đời làm nghệ nhân thủ công mỹ nghệ cho triều đình, Nguyễn Gia Trí bắt đầu trau dồi tài năng của mình từ khi còn nhỏ. Ông nhận được đánh giá 5 sao trong kỳ thi tuyển chọn của trường l’Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine, cũng khiến ông trở thành một trong ba sinh viên đạt được điểm số cao nhất xuyên suốt lịch sử nhà trường. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1936, ông mở một xưởng tranh sơn mài tại Hà Nội, và trợ lý của ông hầu hết là cựu sinh viên của trường. Dần dà, các bức tranh sơn mài của ông được săn đón trong giới quan chức cấp cao và doanh nhân tại Đông Dương, cũng như các nhà sưu tập tư nhân ở Pháp.

SHARE
  • Facebook
  • Instagram

Related Articles

IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Liên Phạm
Tường thuật thân mật
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Vy Trịnh
Đối thoại
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Vũ Thị Thùy Mai
Từ sự khởi đầu bất ngờ tới sự tĩnh lặng sống động
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Nhi Lê
Không gian và cơ thể trình diễn
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Võ Huỳnh Phú
Giải mã những khả năng
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Phạm Hà Ninh
Qua những vùng đất
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Mai Tạ
Tấm toan: Ngưỡng cửa tâm hồn
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Trịnh Cẩm Nhi
Một góc nhìn mới
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Nguyễn Thị Thu Hiền
Dệt nên cuộc sống và nghệ thuật thành một tấm thảm hài hoà
bottom of page