Nam Sơn
1890-1973
Nguyễn Vạn Thọ, thường được biết đến với tên gọi Nam Sơn, và đồng thời là người đồng sáng lập của l'Ecole des Beaux-Arts de l'Indochine (1925-1945), trường mỹ thuật huyền thoại đã mở đường cho sự phát triển của mỹ thuật hiện đại tại Việt Nam. Trong số 128 sinh viên tốt nghiệp từ trường này, nhiều người đã trở thành những danh họa hiện đại nổi tiếng của nghệ thuật Việt Nam, như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, v.v.
Sinh ra trong một gia đình trí thức, mẹ Nam Sơn là bà Nguyễn Thị Lan. Cha của ông là nhà nho Nguyễn Văn Khang, từng giữ chức vụ thư ký phủ Thống sứ Bắc kỳ. Ông qua đời khi Nam Sơn chỉ mới bốn tuổi. Hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến tại Việt Nam, Bảo Đại, đã ngự ban cho bà Nguyễn Thị Lan 4 chữ "Tiết hạnh khả Phong" (Công đức tần tảo nuôi con khi chồng mất sớm).
Thuở nhỏ, Nam Sơn đã được người thân là các nhà nho Sĩ Đức và anh họ Phạm Như Bình hướng dẫn kỹ thuật thư pháp Trung Quốc. Nam Sơn bắt đầu quan tâm đến hội họa và mỹ thuật trong thời gian theo học tại Trường Bưởi (Lycée du Protectorate). Ông tự học vẽ tranh dân gian Việt Nam, tranh mực Trung Quốc và tranh Nhật Bản bởi lúc đó chưa có trường đạo tạo mỹ thuật chính quy nào tại Việt Nam và trong khu vực. Năng khiếu hội hoạ của ông bắt đầu đón nhận nhiều sự chú ý và sau khi tốt nghiệp, ông thường vẽ minh họa cho sách và tạp chí.
Năm 1921, Nam Sơn gặp hoạ sĩ người Pháp Victor Tardieu (nhà đồng sáng lập khác của L'Ecole des Beaux-Arts), người đã dẫn dắt giúp ông làm quen với các kỹ thuật và vật liệu phương Tây. Sự hướng dẫn của Tardieu và kinh nghiệm trước đó của Nam Sơn trong việc tự học vẽ đã khiến họ nhận ra rằng sẽ thật tuyệt vời nếu họ có thể thành lập một trường chuyên về mỹ thuật tại Việt Nam. Tiếp sau đó là sự ra đời của ngôi trường L'Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine.