top of page

Lê Phổ

1907-2001

Không thể phủ nhận rằng Lê Phổ là một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong Hội hoạ Hiện đại Việt Nam. Khi tham gia kì thi tuyển sinh trường Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine vào năm 1925, ông là sinh viên đầu tiên nhận được đánh giá 5 sao nhờ vào kỹ thuật vẽ của mình. Xuyên suốt lịch sử của trường, chỉ ba người đã làm được điều này, bao gồm Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, và Nguyễn Gia Trí.

Được biết với thời gian thực hành nghệ thuật đầy phong phú trải dài từ thập niên 1930 đến những năm 1980, Lê Phổ đã thành thục với tranh lụa ngay từ khi bắt đầu theo học tại Trường Mỹ Thuật Đông Dương (Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine). Sau khi di cư sang Pháp vào năm 1937, nam hoạ sĩ chuyển sang thể loại tranh sơn dầu và tạo ra phong cách của riêng mình, tái định nghĩa các kỹ thuật vẽ tranh thuộc trường phái Ấn tượng cũng như Hậu Ấn tượng bằng đường nét mềm mại và tinh tế, sử dụng nhiều gam màu rực rỡ. Các tác phẩm của ông thường xoay quanh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam lịch thiệp, những đứa trẻ thơ, và khung cảnh thiên nhiên sống động - những chủ đề phổ biến của các hoạ sĩ từ trường Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine.

Sinh ra tại Hà Nội vào năm 1907, Lê Phổ xuất thân từ một gia đình quan chức phong kiến, thuộc tầng lớp chính trị có học thức từ thế kỷ XV. Cha ông là quan chức hành chính cấp cao trong chính quyền thuộc địa Pháp. Sau khi định cư tại Paris, Lê Phổ kết hôn với Paulette Vaux, phóng viên báo Time và Life người Pháp. Họ cùng nhau có hai người con trai - Pierre Le-Tan, một hoạ sĩ nổi tiếng, và Alain Le Kim, người trực tiếp quản lý gia tài hội hoạ của cha mình.

Cùng với Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, và Lê Thị Lựu, Lê Phổ được coi là một trong bốn hoạ sĩ bậc thầy làm việc tại nước ngoài của Nghệ thuật Hiện đại Việt Nam - Tứ Kiệt Đông Dương. Bộ tứ này đại diện cho những nghệ sĩ Việt Nam từng theo học Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine, rồi sau này định cư ở Pháp, và xây dựng sự nghiệp tại thị trường nghệ thuật quốc tế.

Điểm độc đáo ở Lê Phổ là sự biến hoá tài tình, từ nét vẽ dài, mỏng sử dụng màu nước trên chất liệu lụa đến những mảng màu sơn dầu trù phú tươi sắc trên toan, tất cả đều mang đậm văn hoá Việt. Nói một cách khái quát, tranh của ông được chia làm ba giai đoạn. Trong khoảng thời gian từ 1930 đến đầu 1940, lúc đó ông đang ở Hà Nội, các sáng tác của ông phần lớn là tranh lụa, xoay quanh thiếu nữ thướt tha, điềm tĩnh cùng cây tre, chim nuông và hoa sen trên khung cảnh Việt Nam hữu tình. Khi nam hoạ sĩ đến Paris vào gần cuối thập niên 1930, rất nhiều bức vẽ của ông thể hiện rõ nét sự ảnh hưởng từ những danh hoạ người Flemish (một vùng đất thuộc nước Bỉ) và Ý, cùng những hoạ sĩ theo Trường phái Hiện đại như Pierre Bonnard và Odilon Redon. Sau đó, ông chuyển sang thực hành với chất liệu sơn dầu, cũng như thử nghiệm một thời gian ngắn với thể loại tranh biểu tượng của Thiên chúa giáo qua đề tài mẹ và bé. Trong quá trình hình thành phong cách cá nhân của mình, các tác phẩm của danh hoạ Lê Phổ thường phác hoạ hình ảnh người phụ nữ đang làm các công việc nội trợ hay chỉ đơn giản ngồi trong một khu vườn. Về sau, những bức tranh tĩnh vật của ông ngày càng trở nên trừu tượng hơn. Trong suốt sự nghiệp nghệ thuật hơn 50 năm của mình, ngôn ngữ hội họa của Lê Phổ chuyển hoá đa dạng qua từng giai đoạn khác nhau, nhưng vẫn mang theo một nét riêng biệt của nghệ sĩ.

SHARE
  • Facebook
  • Instagram

Related Articles

IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Liên Phạm
Tường thuật thân mật
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Vy Trịnh
Đối thoại
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Vũ Thị Thùy Mai
Từ sự khởi đầu bất ngờ tới sự tĩnh lặng sống động
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Nhi Lê
Không gian và cơ thể trình diễn
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Võ Huỳnh Phú
Giải mã những khả năng
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Phạm Hà Ninh
Qua những vùng đất
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Mai Tạ
Tấm toan: Ngưỡng cửa tâm hồn
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Trịnh Cẩm Nhi
Một góc nhìn mới
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Nguyễn Thị Thu Hiền
Dệt nên cuộc sống và nghệ thuật thành một tấm thảm hài hoà
bottom of page