top of page

Lê Năng Hiển

1921-2014

Lê Năng Hiển (1921-2014), hay còn gọi là "Zuy Nhất", sinh ra trong một gia đình Nho giáo trung lưu tại Hàng Buồm, Hà Nội. Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ xã hội biến động khi Việt Nam phải chịu sự cai trị của thực dân Pháp và đã chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Chịu ảnh hướng bởi những giá trị truyền thống văn hoá của gia đình cũng như văn hoá phương Tây, Lê Năng Hiển đã tiếp thu kiến thức và cách ứng xử để sống trọn với lý tưởng và đam mê dành cho hội họa.

Lê Năng Hiển đã thể hiện niềm đam mê hội họa từ những ngày tiểu học. Ông bắt đầu vẽ từ khi ông 10 tuổi với tranh biếm họa "Lý Toét giật chuông", được đăng trên bìa của báo Phong Hoá (Tự Lực Văn Đoàn) năm 1937 và được giải Nhì của báo. Sau khi tốt nghiệp, ông vẽ rất nhiều tranh biếm họa cho tờ báo và một vài trong số đó đã được chọn để in bìa. Ông muốn theo học trường mỹ thuật nhưng điều kiện gia đình không cho phép. Bởi vậy, ông tham gia khoá học vẽ qua thư tại Pháp (Cours ABC de Dessins par correspondance - Paris). Các bài vẽ sẽ được gửi qua thư sang Pháp và gửi lại cho học sinh sau khi chấm điểm. Hàng tuần, ông thường qua nhà họa sĩ Trần Quang Trân để thỉnh giáo thêm.

Mặc dù không theo học tại bất kỳ trường nghệ thuật chính thống nào, Lê Năng Hiển vẫn có một sự nghiệp hội họa thành công với tư cách là họa sĩ tự do. Năm 1945, ông dạy lớp Bình dân học vụ tại trường Tiểu học Hàng Than với họa sĩ Mạnh Quỳnh. Để duy trì lớp học, họ đã phải vẽ tranh chân dung lấy tiền. Trong khoảng thời gian này, ông cũng tham gia vào một số vở kịch với tư cách là diễn viên. Năm 1953, ông mở một xưởng vẽ tại 76 Hàng Dầu và làm việc như một nghệ sĩ vẽ minh họa, vẽ áp phích, vẽ bìa cho một số tờ báo và nhà xuất bản như Phong Hoá, Tia Sáng, Văn Hồng Thịnh. Những tranh ông vẽ thời kỳ này thường là về Ngày Độc Lập, cuộc sống của người lao động, thống nhất đất nước, chủ nghĩa thực dân, chân dung phụ nữ trẻ Hà Nội và người dân tộc thiểu số phía Bắc.

Trong khoảng thời gian kháng chiến chống Mỹ, họa sĩ Lê Năng Hiển có rất nhiều các chuyến đi thực địa tới vùng chiến trận để vẽ ký họa con người và cuộc sống phía Bắc với họa sĩ Nguyễn Tiến Chung. Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, bên cạnh việc vẽ lụa, phấn màu và sơn mài với các chủ đề quen thuộc, Năng Hiển còn thử nghiệm với chủ đề lịch sử như các bức "Trận Chi Lăng của Lê Lợi", "Trận Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt", "Trận Bạch Đằng của quân dân nhà Trần".

Những bức tranh nổi tiếng nhất của Lê Năng Hiển xoay quanh chủ đề người phụ nữ và lịch sử. Sau nhiều năm thực hành trên vải, người phụ nữ trong tranh của họa sĩ hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, quyến rũ và mơ màng bên hoa sen, hoa cúc và nhiều loại hoa khác. Sức trẻ của họ kết hợp với tà váy lụa dịu dàng, thể hiện sự trang nhã và lịch thiệp của người Tràng An. Sinh ra trong một gia đình Nho giáo nhưng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của văn hoá phương Tây, tranh của họa sĩ là sự kết hợp của tranh cổ điển châu Âu và nghệ thuật dân gian Việt Nam.

Với niềm yêu thích dành cho văn học và kịch, Năng Hiển còn là biên kịch, diễn viên và đạo diễn của đoàn kịch mà ông thành lập tại Hưng Yên Năm 1946, thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đội kịch đã trình diễn ở nhiều nơi tại Hưng Yên với một số vở kịch tiêu biểu như "Bình dân học vụ", "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Thậm chí, có lần ông đã từng phải vay mượn lên mới mười nghìn đồng để dựng sân khấu kịch để diễn nhằm thoả mãn đam mê. Ông cũng viết và phụ trách minh họa cho tiểu thuyết "Chàng kỵ mã Lam Sơn", kể về một vị tướng tài giỏi của vua Lê Lợi, được in và xuất bản bởi nhà xuất bản Kim Đồng.

Lê Năng Hiển sử dụng bút danh "Zuy Nhất" cho đến năm 1960 khi bạn thân của ông là họa sĩ Bùi Xuân Phái khuyên ông sử dụng tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho. Trong cùng năm, ông và chín họa sĩ khác trong đó có Trần Tấn Lộc, Trần Tấn Dậu, Thái Quang Trai, Phạm Ngọ, Trần Mai, Nguyễn Đình Huống thành lập Hợp tác xã Mỹ thuật tại Hà Nội. Lê Năng Hiển là một trong số ít các họa sĩ có thể kiếm tiền bằng việc bán các tác phẩm của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc, ông đã tạo ra một số lượng lớn các tác phẩm, một vài trong số đó còn được đấu giá ngang ngửa với giá những bức tranh của Lê Phổ và Mai Trung Thứ bởi nhà đấu giá Sotheby's.

SHARE
  • Facebook
  • Instagram

Related Articles

IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Liên Phạm
Tường thuật thân mật
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Vy Trịnh
Đối thoại
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Vũ Thị Thùy Mai
Từ sự khởi đầu bất ngờ tới sự tĩnh lặng sống động
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Nhi Lê
Không gian và cơ thể trình diễn
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Võ Huỳnh Phú
Giải mã những khả năng
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Phạm Hà Ninh
Qua những vùng đất
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Mai Tạ
Tấm toan: Ngưỡng cửa tâm hồn
IMG_0242_edited.jpg
In Studio
Trịnh Cẩm Nhi
Một góc nhìn mới
IMG_0242_edited.jpg
Spotlight
Nguyễn Thị Thu Hiền
Dệt nên cuộc sống và nghệ thuật thành một tấm thảm hài hoà
bottom of page