Điềm Phùng Thị
1920-2002
Được coi là một trong những nữ điêu khắc gia đầu tiên của Điêu khắc Hiện đại Việt Nam, Điềm Phùng Thị là một trường hợp đặc biệt khi so với những nghệ sĩ hiện đại khác theo học tại Đại học Mỹ thuật Đông Dương (Ecole des Beaux-Arts de l’Indochine). Bà theo học Nha Khoa tại trường Đại học Y Hà Nội, và sau này, bà nhận bằng Tiến sĩ tại Pháp với đề tài luận văn về tập tục “Nhai trầu” ở Việt Nam. Đến năm 1959, Điềm Phùng Thị bắt đầu học điêu khắc dưới sự chỉ dạy của nghệ sĩ người Ý Antoniucci Volti tại xưởng của ông ở Paris. Đây cũng chính là lúc bà bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình.
Điềm Phùng Thị được biết đến với việc thiết lập ngôn ngữ nghệ thuật “7 mẫu tự”, không chỉ qua điêu khắc mà còn cả tranh vẽ và sắp đặt. Trong thời gian đầu thử nghiệm, bà tạo ra những tác phẩm điêu khắc gợi cảm, kết hợp các kỹ thuật cổ xưa và hiện đại. Dần dần, Điềm Phùng Thị tái định nghĩa vật thể thành các yếu tố có thể kết hợp với nhiều hình dạng và quan hệ không gian. Bà ghép các tảng đá thành khối, phá chúng làm nhiều mảnh rồi ghép lại thành nhiều tác phẩm với nhau. Quá trình dựng và phá này được lặp lại nhiều lần, giúp bà nhận ra việc tận dụng 7 mẫu tự làm các yếu tố cơ bản để sáng tác. Thử nghiệm với nhiều biến thể và kích thước, Điềm Phùng Thị từ đó đã khẳng định bản thân là một nhà điêu khắc Hiện đại tài năng trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam.
Sinh ra vào năm 1920 tại làng Châu Ê, là một khu ngoại ô ở Huế, Điềm Phùng Thị lớn lên trong một gia đình làm quan thời Nguyễn. Bà mồ côi mẹ khi lên 3 và sống ở vùng Tây Nguyên với bố trong suốt chín năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà tham gia Kháng chiến trong vòng hai năm trước khi sang Pháp để điều trị bệnh. Các tác phẩm của bà thường xoay quanh các chủ đề như tình mẫu tử và trạng thái cảm xúc.