In Conversation
Vy Trinh
AUTHOR
Anh Nguyen
21 Nov 2023
Vy Trịnh is a young artist/sculptor whose work studies the intricate relationship between individuals and urban spaces. With a keen eye for the constant transformation of cities, Vy captures the essence of rapid urbanization and its impact on the lives of those who inhabit these evolving environments. Through her drawings and sculptures, she creates visual narratives reflecting the textures and conditions of contemporary societies she’s a part of.
Vy’s artistic practice draws inspiration from her hometown of Saigon, Vietnam, and the bustling metropolis of New York City. Her work references the structures and materials of the built environment, particularly those in a state of flux. The marks, sketches, and lines in her drawings convey a sense of immediacy, mirroring the ever-changing nature of the cityscape. Vy’s sculptures, often incorporating discarded objects found on construction sites, explore the transformative power of materials and their connection to the histories and uses within the urban environment. By engaging with the traffic of objects, different forms of labor, and the negotiation of categories within urban spaces, Vy’s art prompts dialogue and reflection on the dynamic relationship between materiality, time, and urban life.
Vy holds a Master of Fine Arts degree from the University of Pennsylvania and a Bachelor of Fine Arts from Parsons, the New School for Design. Her dedication has been recognized through various awards and grants, including the Christopher Lyon Memorial Award and the Graduate Student Research Award from the Humanities Urbanism Design Initiative (H+U+D). Vy’s work has been exhibited in venues such as White Columns in New York, AUTOMAT and Atelier Art Gallery in Philadelphia, and dōdōmu Gallery in Brooklyn.
The following interview is conducted in the occasion of Vy Trinh's site-responsive intervention, Overvoltage, at Gia Lam Train Factory in Hanoi (18 Nov - 31 Dec), under the framework of UNESCO's Hanoi Festival of Creative Design 2023.
VAC: The city landscapes of Saigon and New York City are significant inspirations for your work. How do these two cities differ in urban characteristics, and how do they influence your artistic approach and themes?
Vy: Growing up in Saigon and later studying in New York City at Parsons, I've always loved energetic cities. The dynamic energy of different lives is embedded in each and every corner. One notable difference between Saigon and New York City is the mode of transportation. In Saigon, motorbikes and cars dominate, while in NYC, most people walk and take the subway. The shift in transportation modes affects our perception, altering how we see and experience things via speed. Speed alters perception. Walking is different from driving a motorbike or a car because your body and the extension of your body (the vehicle) move through space differently. If you take the subway, you are moving inside a container underground. I think moving through spaces in cities informed a lot of my beliefs in sculpture before I even started making sculptures seriously [laugh]
VAC: So, for your latest project, Overvoltage (a site-responsive intervention at the Gia Lam Train Factory in Hanoi), is it a challenge for you to find connections with the space, the city (which might appear unfamiliar to you) and then convey it through your works?
Vy: Hanoi presents a unique case for me, as I don't have personal connections to the city despite having visited it a few times. However, upon my first encounter with the Gia Lam Train Factory, I was intrigued by the electric supply room instantly. Working on this project on-site means that the materials and supplies are sourced from the local area, adding to the distinct, immediate nature of the project. There are certain parameters that I have to work with, such as time, labor, etc, and the work expands upon but also a result of these.
Vy: Challenges arise from the unfamiliarity of working on a site-specific project. I am accustomed to working in my studio and then transporting my work to a designated exhibition space. Here, everything is embedded within the site's proximity and surrounding environments, adding a new dimension to the project. This is not only my first site-specific and responsive intervention, but it is also a chance for me to work on a larger scale, which I find immensely satisfying as a sculptor. It is a pleasure to challenge myself and think in terms of space, and I am grateful for the opportunity to see everything come together in this way.
VAC: The act of construction, deconstruction, and disappearance over time is a recurring theme in your work, I can see it going on at this site-responsive intervention. Can you share more about these concepts or delve into the message or story behind them?
Vy: In my work, I think a lot about addition and subtraction in my process. I am intrigued by the push and pull, the energy and dynamics within the artwork. Rather than focusing on individual pieces, I view my body of work as an ongoing exploration. Found objects play a significant role in my work, but they never remain static. Through a process of becoming, they are transformed by the addition or removal of elements. I seek to create ever-evolving networks and assemblages, rejecting the notion of static objects or fixed artifacts.
Vy: There is this quote I like from Giovanni Anselmo that says, "The energy in a torsion lives with its true force; it would not live, of course, only through its form.” I use disparate materials and fragments of objects from different economies and ecologies. Bending, joining, heat-wrapping, leaning, and taping become methods of transition – how one thing becomes another, how an overall form is created. I want to move beyond the experience and/or recognition of annotations, signs, and images and let the works operate the way sculptures are supposed to operate, as expressions of processes and making methodologies.
VAC: So it’s more about the dynamic of the objects, not just the object itself?
Vy: Exactly; for example, you can see on the sidewalks here how moped tires are both makeshift signs for automotive repair businesses and stools for resting and eating. Or how the fans in domestic spaces often appear on the streets for ventilation for workers and vendors. I am intrigued by how a common domestic object transverses boundaries (interior – exterior, domestic – public). Thinking through the framework of the Haitian anthropologist Michel-Rolph Trouillot, objects become signs of encounter and systems, grounding the immediate locality and scaling outwards.
Vy: I think this brings back to my earlier interest in the urban and the built environment, especially the streets. Taking cues from the ways in which everyday people inhabit these material processes from the street level, my making tendencies and visual cues emerge from and are conditioned by the fabric of the built environment. Perhaps this is the most quoted phrase by William Gibson, "The street finds its own uses for things,” but it has always resonated with me and my practice.
VAC: Then how would you translate these actions & reactions, or socio-economic conditions of contemporary societies, into visual art? How do you address them in your work, or how do you approach the process of forming visual expression through sculptures?
Vy: I find it intriguing when ordinary objects and networks of objects can extend beyond themselves and reflect larger social and economic structures. I am influenced by Veena Das’s idea of textures of the ordinary that reject the philosophy of relativism, thus saying how meaning is lived as forms of life rather than as stable essences. There is a term she uses called “tissues of every action,” and I think about that in relation to the objects that I work with. This approach translates into the ways in which I choose to work with materials. I take into consideration material socio-economic histories and their functionalities in industrial usages. However, I do not always abide by these uses to refrain from replicating or remaking. For example, I use bondo (an automotive body filler) as an adhesive to refer to the automotive industry but also use it for surfacing purposes because of the object’s ready-made color. Similarly, the people who inhabit the sidewalks constantly “misuse” objects and materials out of necessity, urgency, and creativity. This adaptive, quirky, and responsive way of making forms an aesthetic that I have adopted in my work so far.
Vy: For me, the challenge lies in translating these ideas into visual forms. It involves not only how I perceive the objects themselves but also how I convey their dynamics. For me, it’s all about trying to highlight their transformative nature and the intricate relationships they represent.
VAC: How do you see these dialogues unfolding then, and what do you hope viewers take away from engaging with your art?
Vy: The nature of my work is inherently labor-intensive, as I find a sense of fulfillment in investing significant time and effort into it. There is a power dynamic relationship between me and the work as I work on it, almost as if we are engaged in a dialogue instead of me just trying to remake an idea. Through processes of addition and subtraction, labor makes and unmakes; it shapes and transforms the work. In my practice, methodologies and material content are intertwined, insisting on resourcefulness and a make-shift ethos indebted to the city’s polyrhythmic, cyclical, and sedimented material environment.
Vy: Regarding viewers' reception of my work, I don't have specific expectations or aim to evoke particular feelings. Once the work has its own presence in the world out there, I no longer have control over how it is received. I do not think I should try to control what I can not control either.
Vy: Art does what it is supposed to do for me. Even during the making process, I avoid excessively controlling the work because the work always knows what it wants. It is funny that I can be a control freak in certain aspects of my life, but making art teaches me to surrender. I am always at the service of my work.
Vy: Ultimately, the work speaks to the viewer on its own terms. I believe that viewers should have their own genuine and unfiltered reactions to the work. I always appreciate the raw and honest encounter between the viewer and the artwork, avoiding the imposition of predetermined expectations or formulaic responses.
VAC: No expectation for the viewers; how about your expectations for yourself as an artist? What themes or ideas are you excited to explore in your future projects?
Vy: I have lots of expectations for myself [laugh]. There is this saying that I live by: “You are only as good as your last work.” I always want to push myself and my practice further; every day counts for me. Have the courage to take risks, work hard, and have fun.
Vy: Looking ahead, science fiction has gradually found its way into my work, though not yet overtly. I will just keep it at that for now.
VAC: A bit futuristic I would say?
Vy: Right. And another theme I want to explore further is our network of material entanglements, either in physical, chemical, or commercial forms, through multiscalar magnitudes and how they connect to global politics. The ebbs and flows of factory production, circuits of commerce, and consumption in the age of global capital fascinate me, and I intend to conduct further research to explore these dynamics in future projects.
VAC: Fabulous, which leads to the last question: how do you balance between being inspired by your favorite artists or what’s happening around you and at the same time staying true and original to your artistic practice without being affected?
Vy: I do not have a single favorite artist as I stay engaged from diverse sources from my life. I do not believe in waiting for inspiration; I think most of the time, we just have to show up and start the work, and somehow “inspirations” will come. Anthropologist Tim Ingold observes structures such as birds’ nests are not predetermined but acquired through weaverbirds’ habitual adaptations, depending on their environments. It is the pattern of regular movement, not the idea, that generates the form. I think inspirations come and disappear, but “regular movement” always stays.
Vy: Being attuned to the world, making things, and staying intellectually curious fuel my creative process. The joy of creating, trusting the process, and embracing intuition sustain my artistic practice. Joy is important to me. It keeps me going every day. Beyond making, sculpture, to me, is a way of living, looking, and moving through the world dimensionally, foregrounding the textures of the ordinary.
Vy: About the latter half of the question, I think we are living in a world filled with distractions so I just try my best to stay laser-focused. Also, it is being honest and to get to know myself. I think I make better works when I know myself better. My mentor always told me to just focus on the work, and everything else will work itself out. And I believe in it.
Vy: To me, the greatest gift of making art is being free. Making allows me to feel liberated from other constraints in my life. So yes, I guess, for me, it’s all about the honesty and the courage to be free.
-
Image caption (from top):
Photo of Vy Trinh, © Nguyen Anh Hao, courtesy of the artist.
Installation view, Overvoltage, Vy Trinh's site-responsive intervention at the Gia Lam Train Factory in Hanoi, under the framework of UNESCO's Hanoi Festival of Creative Design 2023, 18 Nov - 31 Dec; courtesy of Vietnam Art Collection.
Honda (KIA), 2023, found bumper, PETG, metal rod, nickel plated steel ball chain, brass, flux, cable zip tie, and epoxy putty, 48 x 40.5 x 53 cm; courtesy of the artist.
Honda Dream I, 2022, Honda Dream II moped chassis (bought from an automotive repair shop in Saigon), found dolly, Senko fan guards, wood, found posters, adhesive, aluminum, bondo, plastic wrap, and epoxy putty, 175 x 157 x 121 cm; courtesy of the artist.
High Hope, 2022, metal threaded rod, alminum, plastic wrap, and bondo, 206 x 68.5 x 53 cm; courtesy of the artist.
Vy Trịnh là một nghệ sĩ/điêu khắc gia trẻ với thực hành tập trung vào mối quan hệ lồng ghép, đan xen giữa cá nhân và không gian đô thị. Hấp dẫn bởi sự chuyển mình không ngừng của thành phố, Vy muốn nắm bắt tinh thần của quá trình đô thị hóa và tác động của quá trình đang diễn ra với vận tốc nhanh chóng này tới cuộc sống của người dân. Thông qua các tác phẩm của mình, Vy tạo ra những câu chuyện trực quan phản ánh kết cấu và điều kiện của xã hội đương đại mà cô là một phần trong đó.
Thực hành nghệ thuật của Vy lấy cảm hứng từ nơi cô sinh ra - Sài Gòn, Việt Nam, và thành phố New York nơi Vy từng sống, học tập, và làm việc. Tác phẩm của Vy đề cập đến các cấu trúc và vật liệu của môi trường xây dựng, đặc biệt là những môi trường có tính biến động. Các đường nét và phác thảo của Vy truyền tải cảm giác cần kíp, phản ánh bản chất luôn thay đổi của cảnh quan đô thị. Các tác phẩm điêu khắc của Vy thường sử dụng những vật thể bị vứt bỏ tìm thấy tại công trường, khai thác tính biến đổi của vật liệu và mối liên hệ của chúng với bối cảnh lịch sử và tính năng sử dụng. Qua việc liên kết và tương tác với luồng giao thông của vật thể, hình thức hình thành tác phẩm và sự thảo luận về các phạm trù trong không gian thành thị, Vy gợi lên đối thoại và suy ngẫm về mối quan hệ tương quan giữa vật chất, thời gian và cuộc sống.
Vy sở hữu tấm bằng Thạc sĩ từ trường Đại học Pennsylvania và Cử nhân từ trường Thiết kế Parsons. Một số triển lãm nhóm của Vy bao gồm: Worthless Studios (Brooklyn, NY), Atelier (Philadelphia, PA), Automat (Philadelphia, PA), White Columns (New York, NY), và Gallery MC (New York, NY). Năm 2022, Vy được trao tặng Giải thưởng Tưởng niệm Christopher Lyon. Ngoài ra, cô cũng nhận được các trợ cấp đến từ Sáng kiến Thiết kế Đô thị Nhân văn (H+U+D) (2022), Chương trình Sáng tạo Nghệ thuật Sachs (2022), và Trung tâm Thử nghiệm Dân tộc học (2022). Cô hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và New York.
Cuộc phỏng vấn sau đây được thực hiện bởi VAC tại dự án phản hồi với không gian của Vy Trịnh - Quá áp - tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Hà Nội (18/11 - 31/12), trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 của UNESCO.
VAC: Cảnh quan Sài Gòn và New York là hai tác nguyên dẫn mạch sáng tác thường thấy trong tác phẩm của Vy. Theo em, hai thành phố này khác nhau như thế nào về đặc điểm đô thị, và sự khác nhau đó tác động đến cách tiếp cận cũng như chủ đề trong sáng tác của em như thế nào?
Vy: Em lớn lên ở Sài Gòn và sau đó theo học tại Parsons, New York, em luôn yêu thích những thành phố tràn đầy năng lượng, và cách mà các nguồn năng lượn tương quan từ những mảnh đời và sự sống, sự tồn tại khác nhau thấm đẫm trong mỗi ngóc ngách nhỏ. Một điểm khác biệt đáng chú ý giữa Sài Gòn và New York là phương tiện giao thông, vận chuyển. Ở Sài Gòn, xe máy và ô tô chiếm ưu thế, trong khi ở New York, hầu hết mọi người đều đi bộ hoặc sử dụng subway. Sự thay đổi trong phương thức trung chuyển ảnh hưởng đến nhận thức, thay đổi cách chúng ta nhìn và trải nghiệm mọi thứ thông qua tốc độ. Tốc độ thay đổi nhận thức. Đi bộ khác với lái xe máy hoặc ô tô vì cơ thể và vật ngoại thể (phương tiện) dịch chuyển trong không gian theo các cách khác nhau. Khi đi tàu điện ngầm thì lúc đó em thấy giống như đang di chuyển bên trong một container dưới lòng đất. Em nghĩ các hình thức di chuyển trong không gian đô thị đã định hình phần nào cách tiếp cận và nhận thức của em về điêu khắc trước cả khi em bắt đầu thực hành điêu khắc một cách nghiêm túc [cười]
VAC: Vậy, đối với dự án mới nhất của Vy ở Hà Nội (là một phản hồi với không gian tại phòng điện cao thế đã bị bỏ hoang tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Hà Nội), em có thấy khó khăn hơn trong việc tìm kiếm sự kết nối với không gian, thành phố (mà đối với em là khá xa lạ, chưa có nhiều thời gian quan sát, trải nghiệm) và tiếp đó là truyền tải phần tinh thần của không gian qua tác phẩm?
Vy: Hà Nội là một trường hợp đặc biệt đối với em, em từng đến Hà Nội một vài lần nhưng chưa hình thành liên kết cá nhân đặc biệt nào với thành phố này. Tuy nhiên, ngay lần đầu tiên đến Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, em đã bị hấp dẫn ngay bởi phòng điện cao thế. Làm việc trực tiếp tại không gian cho dự án này có nghĩa là cả vật liệu cũng như vật tư đều được tìm mua từ khu vực địa phương, tăng thêm tính chất trực quan khác biệt của dự án. Có một số thông số nhất định mà em cần giải quyết như không gian, thời gian, công sức, v.v. và những việc liên quan phát sinh từ các thông số trên.
Vy: Khó khăn nhất là em đã quen làm việc trong studio và sau đó vận chuyển tác phẩm đến một không gian triển lãm nhất định. Còn ở ây, mọi thứ đều được nhúng trong phạm vi gần của dự án và khung cảnh xung quanh, điều này thêm vào tính đa chiều cho dự án. Đây không chỉ là dự án phản hồi với không gian đầu tiên mà em thực hiện, mà cũng là lần đầu em thực hành trong phạm vi không gian có quy mô lớn, điều mà với tư cách một nhà điêu khắc, em thấy rất đã. Bởi vậy nên khó khăn cũng đem lại sự thoả mãn khi em có thể thách thức bản thân trên khía cạnh này, và bây giờ khi nhìn mọi thứ dần hoàn thiện thì em thực sự biết ơn cơ hội này đã đến.
VAC: Khi đối diện trước dự án phản hồi với không gian này của Vy, cũng như xem qua các tác phẩm khác của em, chị thấy có sự xuất hiện của mạch: cấu thành, phản cấu thành, và tính mai một của vật chất theo thời gian. Em có thể chia sẻ thêm về concepts này hay thông điệp của mình về cách tiếp cận này không?
Vy: Với các tác phẩm, em hay nghĩ về sự “thêm vào” và "bớt đi” trong quá trình sáng tác (hay quy trình của cộng và trừ). Em bị hấp dẫn bởi sự co kéo, năng lượng và động lực tương quan bên trong mỗi tác phẩm. Thay vì tập trung vào một tác phẩm cụ thể, em hướng đến tính tổng thể của tập hợp tác phẩm và coi đó như một hành trình khám phá tiếp diễn. Việc tìm và chọn vật thể là một phần quan trọng trong quá trình sáng tác của em, nhưng chúng không bao giờ duy trì ở trạng thái tĩnh. Thông qua quá trình hình thành, chúng thay đổi hình hài bằng cách được thêm vào hoặc loại bỏ bớt đi các yếu tố thành phần. Em tìm cách tạo ra các mạng lưới và tập hợp không ngừng phát triển, phủ nhận tư tưởng về thể tĩnh của vật hoặc các tạo tác cố định.
Vy: Có một câu nói của Giovanni Anselmo mà em thích "Năng lượng trong một vòng xoắn tồn tại với nguồn lực riêng thực sự của nó; tất nhiên, nó không chỉ tồn tại dưới dạng thức." Em sử dụng các chất liệu khác nhau và các mảnh từ những vật thể đại diện các nền kinh tế và hệ sinh thái khác nhau. Uốn, nối, hàn nhiệt, chập lên, đính lại trở thành các phương pháp chuyển đổi - cách một vật trở thành vật khác, cách tạo ra một tập hợp tổng thể. Em muốn vượt ra ngoài giới hạn trải nghiệm và/hoặc sự ghi nhận từ chú thích, ký hiệu và hình ảnh và để tác phẩm vận hành theo cách mà các tác phẩm điêu khắc nên vận hành, như sự thể hiện của các quá trình và phương pháp tạo ra.
VAC: Giống như cách em nhìn nhận vật thể không chỉ là vật thể, mà là sự tương quan động năng của chúng?
Vy: Chính xác, chẳng hạn, chị có thể thấy trên vỉa hè lốp xe máy vừa là dấu hiệu cho các cơ sở sửa chữa ô tô xe máy, vừa có thể được dùng làm ghế đẩu để ngồi. Hay những chiếc quạt trong không gian sinh hoạt thường xuất hiện trên đường phố để thông gió cho công nhân. Em bị hấp dẫn bởi cách một đồ vật thông thường trong nhà vượt qua các ranh giới (nội thất – ngoại thất, tư nhân – công cộng). Theo cách giải thích của nhà nhân chủng học người Haiti Michel-Rolph Trouillot, các vật thể trở thành tín hiệu của của những điểm chạm và hệ thống, tạo nền tảng cho địa phương liên quan trực tiếp và tiếp tục mở rộng phạm vi.
Vy: Em nghĩ điều này gợi lại mối quan tâm của em đối với đô thị và môi trường xây dựng, đặc biệt là đường phố. Được gợi nhắc từ cách mọi người sinh sống hàng ngày trong các quy trình vật chất này từ cấp độ đường phố, xu hướng sáng tác và tín hiệu thị giác của em hình thành và tạo điều kiện bởi kết cấu của môi trường xây dựng. Có lẽ câu này của William Gibson đã được trích dẫn rất nhiều: "The street finds its own uses for things”, nhưng em vẫn luôn thấy nó đúng và cộng hưởng khá nhiều với thực hành của riêng em.
VAC: Em có thể nói thêm về cách em chuyển ngữ những hiện tượng, hành vi và sự phản đáp này, hay cách các điều kiện kinh tế xã hội của xã hội đương đại trở thành ngôn ngữ của nghệ thuật thị giác như thế nào, và cách em tiếp cận - đề cập - tạo dựng các yếu tố biểu hiện thông qua điêu khắc ra sao?
Vy: Em thích cái cách mà các đồ vật thông thường và mạng lưới đồ vật có thể vượt ra ngoài bản thân chúng và phản ánh cấu trúc kinh tế và xã hội chúng bao gồm. Em có ảnh hưởng phần nào từ tư tưởng của Veena Das về kết cấu của những điều bình thường, bác bỏ triết lý của thuyết tương đối, quá đó nói rằng ý nghĩa được sống như những dạng thức của cuộc sống hơn là những tính chất bất biến. Có một thuật ngữ Veena Das sử dụng là “tissues of every actions” và em nghĩ đến điều này khi làm việc cùng vật thể. Cách tiếp cận này chuyển ngữ qua cách em chọn chất liệu. Em xem xét lịch sử kinh tế xã hội vật chất và chức năng của chúng trong cách sử dụng công nghiệp. Tuy nhiên, em không chỉ sử dụng một cách lựa chọn chất liệu để hạn chế sự lặp lại. Ví dụ: em sử dụng bondo (chất phục hồi nhựa nhám) là chất kết dính dùng trong công nghiệp sửa chữa xe, máy, ô tô; và cũng có thể được dùng để phục hồi màu cho các chi tiết bề mặt. Tương tự, người dân có thể “sử dụng” vỉa hè theo cách này hay cách khác. Sự sáng tạo, khả năng thích ứng, thêm đôi phần kỳ quặc tạo thành tính thẩm mỹ - phần “aesthetic" mà em mang đến cho tác phẩm của mình.
Vy: Đối với em, thách thức nằm ở việc chuyển những ý tưởng này sang dạng trực quan. Nó không chỉ là cách em nhận thức vật thể, mà còn là mong muốn truyền tải được động lực tương quan của chúng. Em mong là thông qua tác phẩm của mình, em có thể làm nổi bật lên được tính biến đổi về mặt bản chất cũng như mối quan hệ giữa các vật thể mà chúng đại diện.
VAC: Theo em, những cuộc đối thoại này sẽ diễn ra theo hướng nào, và em có suy nghĩ hay mong muốn người xem/khán giả có những cảm nhận hoặc suy nghĩ nào nhất định khi xem tác phẩm của em không?
Vy: Tính chất công việc của em vốn là tốn khá nhiều thể lực và nhân công, và em cũng thấy thỏa mãn khi đầu tư thời gian và công sức đáng kể vào đó. Có một sự kết nối mạnh mẽ giữa em và tác phẩm khi em thực hiện tác phẩm, kiểu như em và tác phẩm đang nói chuyện chứ không chỉ là em cố gắng truyền đạt một ý tưởng nào đó. Thông qua các quá trình cộng và trừ, lao động tạo ra và tháo dỡ, tác phẩm được biến đổi và định hình. Trong thực hành của em, các phương pháp và nội dung vật chất đan xen với nhau, nhấn mạnh vào sự hữu dụng và đặc tính thay đổi do môi trường vật chất đa nhịp điệu, có tính chu kỳ và trầm tích của thành phố.
Vy: Đấy là cách tác phẩm đối thoại với môi trường quanh chúng, còn sự đón nhận của người xem đối với tác phẩm của em, thì em cũng không có kỳ vọng cụ thể hay mục đích gợi lên những cảm xúc đặc biệt nào. Một khi tác phẩm đã có sự hiện diện riêng của nó trên đời, em không còn kiểm soát được cách mọi người đón nhận nó như thế nào. Em nghĩ mình không nên cố gắng kiểm soát những gì em không thể kiểm soát.
Vy: Nghệ thuật, với em, là những gì nên xảy ra. Ngay cả trong quá trình sáng tác, em cũng tránh kiểm soát quá mức vì tác phẩm luôn tự biết mình muốn gì. Bình thường em là control-freak (người thích kiểm soát) nhưng nghệ thuật dạy em cách đầu hàng. Em luôn sẵn sàng phục vụ cho tác phẩm của mình.
Vy: Nói cho cùng thì, tác phẩm sẽ nói chuyện với người xem theo cách riêng của nó. Em tin rằng người xem sẽ có những phản ứng chân thực và không bị sàng lọc của riêng họ đối với tác phẩm. Em luôn đánh giá cao các điểm chạm chân thành giữa người xem và tác phẩm nghệ thuật, tránh việc áp đặt những kỳ vọng định trước hoặc những phản hồi mang tính công thức.
VAC: Không có sự kỳ vọng nào đối với người xem, vậy còn sự kỳ vọng của em đối với bản thân mình với tư cách là một nghệ sĩ thì sao? Trong tương lai gần, em có muốn khám phá những chủ đề hoặc ý tưởng nào khác không?
Vy: Em có rất nhiều kỳ vọng vào bản thân mình [cười]. Có một câu nói mà em coi như kim chỉ nam đó là “you are only as good as your last work.” Em luôn muốn thúc đẩy bản thân và luyện tập nhiều hơn, sâu hơn, mỗi ngày đều có giá trị đối với em. Chấp nhận rủi ro (khi thử nghiệm), làm việc chăm chỉ, và cảm nhận được niềm vui từ công việc.
Vy: Về tương lai gần thì em nghĩ em muốn dành nhiều thời gian hơn khám phá các chủ đề science fiction (khoa học viễn tưởng), chị có thể nhìn thấy chút ít dấu vết từ tác phẩm hiện tại của em, dù không nhiều. Chắc cứ vậy thôi đã.
VAC: Có vẻ hơi hướng futuristic (vị lai) nhỉ?
Vy: Vâng ạ. Và một chủ đề khác mà em muốn khám phá thêm là mạng lưới các vật chất đan cài vào nhau có thể là ở dạng vật lý, hóa học hoặc thương mại thông qua cường độ đa chiều và cách chúng kết nối với chính trị toàn cầu. Sự thăng trầm của hoạt động sản xuất tại nhà máy, các mạch thương mại và tiêu dùng trong thời đại vốn toàn cầu. Em đang mê mẩn các đề tài này, em cũng dự định tiến hành nghiên cứu sâu hơn để khám phá những động lực này trong các dự án tương lai.
VAC: Câu hỏi cuối cùng cho ngày hôm nay: em làm thế nào để cân bằng giữa việc nhận được cảm hứng từ các nghệ sĩ hoặc nhà khoa học yêu thích, hoặc những gì đang xảy ra xung quanh, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được tính nguyên bản cho thực hành nghệ thuật và ngôn ngữ riêng của mình?
Vy: Em không có một nghệ sĩ yêu thích cụ thể vì em luôn muốn tìm sự tương tác từ nhiều nguồn khác nhau trong cuộc sống. Em không tin vào việc chờ đợi cảm hứng đến, phần lớn thời gian chúng ta chỉ cần có mặt và bắt đầu công việc, và bằng cách nào đó “cảm hứng” sẽ tới như một hệ quả. Nhà nhân chủng học Tim Ingold quan sát thấy các cấu trúc như tổ chim không được xác định trước mà có được thông qua sự thích nghi theo thói quen của loài chim, tùy thuộc vào môi trường của chúng. Chính khuôn mẫu của chuyển động đều đặn, chứ không phải ý tưởng, mới tạo ra hình dạng. Em nghĩ cảm hứng đến rồi đi nhưng “chuyển động đều đặn” thì luôn ở lại.
Vy: Hòa hợp với thế giới, tạo ra một thứ gì đó, luôn luôn tò mò và tìm hiểu thêm kiến thức mới, đây là quy trình khởi động sự sáng tạo của em. Niềm vui khi tạo ra tác phẩm, tin tưởng vào quá trình và đón nhận trực giác là cách em duy trì thực hành. Với em việc thấy mình đang vui vẻ rất quan trọng. Nó giúp em tiếp tục mỗi ngày. Ngoài việc tạo ra một vật thể nào đó, điêu khắc đối với em còn là một cách sống, nhìn và di chuyển khắp thế giới đa chiều, tạo nền tảng cho những kết cấu thông thường.
Vy: Về nửa sau của câu hỏi, em nghĩ đúng là chúng ta đang sống trong một thế giới rất dễ làm cho mình mất tập trung, nên em càng phải cố gắng hơn để tập trung vào thực hành của riêng mình. Ngoài ra, em nghĩ sự trung thực và việc tìm để hiểu bản thân mình cũng rất quan trọng. Em thấy khi em hiểu bản thân em hơn, thì các tác phẩm của em của tiến bộ theo. Mentor của em luôn nói là chỉ cần tập trung vào công việc, mọi việc khác sẽ tự động được giải quyết. Và em tin vào điều đó.
Vy: Đối với em, điều tuyệt vời nhất khi thực hành nghệ thuật là được tự do. Việc sáng tạo giúp em giải phóng khỏi những ràng buộc khác trong cuộc sống. Vậy nên, em nghĩ chỉ cần mình chân thành, và luôn giữ được sự can đảm để được tự do, em đoán vậy sẽ ổn.
-
Chú thích hình ảnh (từ trên xuống):
Ảnh Vy Trịnh, © Nguyễn Anh Hào, do nghệ sĩ cung cấp.
Phối cảnh sắp đặt, can thiệp đáp ứng địa điểm của Vy Trinh, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội của UNESCO 2023, 18/11 - 31/12; ảnh chụp bởi VAC.
Honda (KIA), 2023, found bumper, PETG, thanh kim loại, xích bi thép mạ niken, đồng thau, nhựa thông, dây buộc cáp và bột trét epoxy, 48 x 40,5 x 53 cm; ảnh do nghệ sĩ cung cấp.
Honda Dream I, 2022, khung gầm xe máy Honda Dream II (mua từ một tiệm sửa xe ở Sài Gòn), dolly, chắn quạt Senko, gỗ, found poster, keo dán, nhôm, bondo, bọc nhựa, và bột trét epoxy, 175 x 157 x 121 cm; ảnh do nghệ sĩ cung cấp.
High Hope, 2022, thanh ren kim loại, aluminum, bọc nhựa và bondo, 206 x 68,5 x 53 cm; ảnh do nghệ sĩ cung cấp.